Hội nghị truyền hình (Video Conferencing) là một bước phát triển đột phá của công nghệ thông tin cho phép những người tham dự tại nhiều địa điểm từ những quốc gia khác nhau có thể nhìn thấy và trao đổi trực tiếp với nhau qua màn hình tivi như đang họp trong cùng một căn phòng. Công nghệ này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đặc biệt trong hội họp và hội thảo. Bên cạnh đó Hội nghị trực tuyến còn được ứng dụng phổ biến trong giáo dục đào tạo, an ninh quốc phòng, y tế - chăm sóc sức khỏe.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng mạng băng rộng, dịch vụ Hội nghị trực tuyến đang dần trở nên phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số dịch vụ/ giải pháp họp trực tuyến miễn phí tốt nhất :
1. Meetin.gs (www.meetin.gs)
Meetin.gs là một giải pháp họp trực tuyến dựa trên công nghệ điện toán
đám mây. Meetin.gs cung cấp ba gói dịch vụ Free, Pro và Enterprise để người
dùng có nhiều lựa chọn. Nếu dùng miễn phí, bạn có thể tổ chức các cuộc họp
không giới hạn thời gian với số lượng tối đa là 6 người tham dự, tích hợp với
Skype, chia sẻ tài liệu, ghi chú, văn bản với dung lượng mỗi fi le tối đa là 5 MB.
Bên cạnh phương tiện tham gia họp là máy tính, bạn cũng có thể sử dụng các thiết
bị di động như iPad, iPhone có tích hợp ứng dụng cần dùng. Bên cạnh đó, nhà
cung cấp còn hỗ trợ thêm một blog (www. meetin.gs/blog) gồm những bài báo hướng dẫn, mẹo hay... giúp người dùng sử dụng hiệu quả Meetin.gs.
2. TeamViewer (www.teamviewer.com/vi/download/ index.aspx)
Là sản phẩm hoàn toàn miễn phí với hai chức năng chính là điều khiển máy
tính từ xa và họp trực tuyến, TeamViewer hỗ trợ trên 30 ngôn ngữ, được hơn
100.000.000 người dùng thuộc trên 200 quốc gia đang sử dụng. Giải pháp này cho
phép tối đa 25 người tham dự với nhiều lựa chọn từ hội thảo đến các hoạt động
đào tạo và cuộc họp quốc tế lớn. Bên cạnh đó, TeamViewer hỗ trợ xếp lịch tổ chức
các sự kiện một cách dễ dàng, đơn giản hóa thao tác bằng cách gửi thư mời và tự
động thêm ngày cho buổi họp vào lịch Outlook, xem bao quát tất cả buổi họp đã
xếp lịch và không bỏ lỡ các lịch hẹn quan trọng.
TeamViewer còn giúp buổi họp và hội thảo trở nên sinh động và có tính
tương tác hơn nhờ một loạt công cụ truyền thông như: truyền video, VoIP, chat,
hội nghị qua điện thoại, bảng trắng, chia sẻ fi le và ảnh chụp màn hình... Qua đó,
biến những buổi họp trực tuyến thành kinh nghiệm làm việc theo nhóm hiệu quả ở
bất kỳ địa điểm nào. Hơn thế nữa, bên cạnh buổi họp đã xếp lịch, TeamViewer
còn giúp bạn họp nhanh chỉ với một cú bấm chuột. Bạn có thể mời nhanh đồng
nghiệp, đối tác kinh doanh hay khách hàng của mình, chỉ trong nháy mắt, mọi
người tham dự đều có thể sẵn sàng bắt đầu buổi họp. Ngoài ra, nếu muốn tham dự
buổi họp trên đường đi qua điện thoại di động, bạn có thể sử dụng các ứng dụng
TeamViewer dành cho iPhone, iPad và Android. Với TeamViewer, bạn sẽ không
bao giờ bỏ lỡ thông tin quan trọng, tham gia các buổi họp trực tuyến đến phút cuối
dù không ngồi ở văn phòng.
3. Vyew (http://vyew.com/s)
Là một giải pháp miễn phí và hoàn toàn không cần phải cài đặt, bạn chỉ cần
đăng ký một tài khoản miễn phí trên Vyew là có thể mở các phòng họp trực tuyến.
Vyew cho phép họp và chia sẻ nội dung theo thời gian thực tại bất kỳ thời điểm
nào với số lượng người họp tối đa đến 10. Sản phẩm này tương thích với các hệ
điều hành Windows, Mac, Linux và các fi le powerpoint, document, image, video,
mp3 và fl ash. Ngoài ra, giải pháp này còn hỗ trợ người dùng các công cụ họp hiệu
quả như bảng trắng, chia sẻ màn hình, VoIP và hội nghị truyền hình. Nếu muốn
gia tăng số lượng người tham dự cuộc họp và khai thác thêm nhiều tính năng mở
rộng, bạn cần nâng cấp lên tài khoản Plus hoặc Pro.
4. Twiddla (www.twiddla.com)
Nếu bạn muốn sở hữu một công cụ họp trực tuyến đơn giản và miễn phí,
không cần cài đặt, không phải đăng ký tài khoản, hãy trải nghiệm Twiddla. Để bắt
đầu một phiên họp, bạn chỉ cần truy cập vào địa chỉ trên và bấm nút GO. Ngay sau
đó, bảng trắng sẽ xuất hiện để bạn bắt đầu trình bày ý tưởng của mình. Để mời các
thành viên tham gia, bạn bấm biểu tượng Invite trong khung bên phải, điền địa chỉ
email của các thành viên và bấm nút Send Invites. Các thành viên chỉ cần bấm vào
liên kết mà bạn đã gửi trong email là có thể tham gia ngay vào cuộc họp. Để hỗ trợ
các thành viên trong cuộc họp thể hiện ý kiến của mình, Twiddle cung cấp bộ
công cụ ở phía trên của màn hình. Bạn có thể upload tài liệu, hình ảnh, thực hiện
chức năng vẽ, xóa, chèn các mô hình, nhập nội dung... Nếu muốn trao đổi bằng
giọng nói, thành viên của cuộc họp bấm vào biểu tượng Join Audio ở trên
5. Skype (http://www.skype.com)
Đây là dịch vụ danh tiếng hàng đầu thế giới về thoại VoIP nhờ phần mềm Skype. Nhờ sự đa dạng về môi trường hoạt động như trên máy tính chạy Windows, MAC, Linux hay trên cả điện thoại chạy Android, S60…Hiện nay Skype hỗ trợ cuộc gọi nhóm có 10 thành viên cùng tham gia. Ngoài ra, Skype cũng hỗ trợ gọi điện thoại giá rẻ PC-Phone hoặc thông qua các thiết bị của mình.
6. Free Conference Calling (http://www.freeconferencecalling.com)
Có thể bạn chưa nghe nhiều đến Free Conference Calling nhưng đây là dịch vụ thoại miễn phí chuyên nghiệp, giúp bạn có thể tổ chức một buổi hội thoại trực tuyến kéo dài đến 6 tiếng đồng hồ với 1000 người tham gia. Free Conference Calling sẽ “phục vụ” bạn bất cứ khi nào bạn cần, kèm theo đó là tính năng ghi âm cuộc gọi giúp bạn lưu lại tất cả nội dung của buổi đàm thoại.
7. Totally Free Conference (http://www.totallyfreeconferencecalls.com)
Tương tự Free Conference Calling nhưng “quy mô” hỗ trợ của Totally Free Conference chỉ là 250 người. Thực tế thì con số này cũng đã vượt xa nhu cầu sử dụng của hầu hết những ai muốn tổ chức thoại trực tuyến. Trong suốt buổi nói chuyện, người điều hành có thể điều tiết phát biểu của các thành viên. Tất cả các phát biểu cũng có thể được ghi âm lại, đồng thời có bảng thống kê để phục vụ cho việc theo dõi, tổng kết về sau.
8. Yahoo! Messenger (http://messenger.yahoo.com)
Mặc dù là dịch vụ chat được ưa chuộng nhất tại Việt Nam nhưng tính năng thoại của Yahoo! Messenger chưa bao giờ được đánh giá cao. Vì thế không nhiều người dùng Yahoo! Messenger vào mục đích họp nhóm qua voice. Tuy nhiên, khi không cần yêu cầu quá cao, số lượng người tham gia ít bạn có thể sử dụng Yahoo! Messenger vì ai cũng có tài khoản nên việc triển khai “họp” rất nhanh.
9. Google hangout
Chỉ cần vài cú nhấp chuột để bắt đầu các chương trình phát sóng trực tiếp. Phát trực tuyến Hangout trực tuyến một cách công khai trên Google+, kênh YouTube và trang web của bạn.
Bạn không cần phần mềm đặc biệt để ghi âm cuộc hội thoại của mình. Mọi Hangout trực tuyến được tự động lưu vào tài khoản YouTube của bạn.
Sau khi Hangout trực tuyến của bạn kết thúc, bạn có thể dễ dàng tiếp tục cuộc trò chuyện. Bản ghi sẽ có sẵn trên Google+ và trên kênh YouTube của bạn.
10. PalTalk
PalTalk là ứng dụng mang lại cho bạn những tiện ích tuyệt vời với khả năng gửi tin nhắn, trò chuyện trực tuyến bằng các cuộc gọi video. Đặc biệt bạn có thể sử dụng PalTalk Messenger để thảo luận, họp mặt thành viên với chất lượng âm thanh cao.
PalTalk Messenger hỗ trợ tổ chức các cuộc trò chuyện trực tuyến với nhiều người thông qua cuộc gọi video. Bạn có thể đi vào nhiều phòng, nhiều room chát khác nhau để thảo luận các chủ đề yêu thích của mình.